Hành trình tìm về với Tam Chúc chốn tiên cảnh bồng lai.

Cập nhật: 09-05-2022 05:14:20 | Miền Bắc | Lượt xem: 1466

Được truyền cảm hứng từ những truyền thuyết lịch sử văn hóa tâm linh “Tiền Lục Nhạc – Hậu Thất Tinh” từ ngàn năm của một vùng đất Phật- Khu danh thắng tâm linh Tam Chúc đem đến những cảm nhận không thể nào quên cho bất kỳ du khách nào đến với Chùa Tam Chúc.

Chùa Tam Chúc là ngôi chùa lớn nhất Việt Nam,Chùa Tam Chúc tọa lạc trong khung cảnh thơ mộng của quần thể khu du lịch Tam Chúc ở thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 60km, cách chùa Bái Đính (Ninh Bình) khoảng 30km và cách chùa Hương (Hà Nội) khoảng 4,5km. Toàn bộ quần thể chùa có tổng diện tích 5000 ha, bao gồm các hồ nước, núi đá tự nhiên và các thung lũng, tạo nên một khung cảnh hoang sơ, kỳ vỹ, như thể một “Vịnh Hạ Long trên cạn” của Việt Nam.

Tương truyền, chùa Tam Chúc gắn liền với truyền thuyết về Tiền Lục Nhạc - Hậu Thất Tinh. Theo đó, trên dãy núi nằm ở hướng Tây Nam hướng về phía chùa Hương có 99 ngọn núi. Trong số đó có 7 ngọn núi gần với làng Tam Chúc nhất và được nhân dân nơi đây gọi là núi Thất Tinh. Ngôi chùa nằm ở đó được gọi là chùa Thất Tinh.

Trên 7 ngọn núi này đều xuất hiện đốm sáng lớn tựa như 7 ngôi sao tỏa sáng như ánh hào quang. Người dân thấy ánh hào quang đó thì kéo nhau tới núi Thất Tinh đục đẽo và chất củi thành đống lớn rồi đốt nhiều ngày để nhằm lấy 7 ngôi sao. Trong số 7 ngôi sao ấy, có 4 ngôi sao bị đốt nhiều nên mờ dần và chỉ còn 3 ngôi sao. Chính bởi thế, ngôi chùa Thất Tinh đã được đổi tên thành chùa Ba Sao, chính là chùa Tam Chúc ngày nay.

Điện quán Âm-Bên trong đại điện có đặt một pho tượng Quán Âm Bồ Tát bằng đồng nguyên khối, pho tượng nặng 100 tấn do các nghệ nhân Việt Nam chế tác.

Điện giáo chủ-Tại điện đặt bàn thờ gồm 01 pho tượng Phật Thích Ca Mâu Ni bằng đồng nguyên khối, pho tượng nặng 150 tấn do các nghệ nhân Việt Nam chế tác.

Điện Tam Thế nằm ở độ cao 45m so với mực nước biển, vị thế tựa sơn, hướng thủy của chùa Tam Chúc được thể hiện rõ nhất tại đây.

Ngay tại sân Điện Tam Thế, phật tử sẽ được chiêm ngưỡng Vạc Phổ Minh.Vạc này được đúc năm 2009 dựa trên ý tưởng của Vạc Phổ Minh - một trong An Nam Tứ đại khí của thời đại Lý - Trần.

Phong cảnh tại Đảo cò(Nguồn ảnh: http://tamchuc.com.vn/)

Lịch sử chùa Tam Chúc

Chùa Tam Chúc cổ được xây dựng từ thời nhà Đinh, khoảng 1.000 năm trước. Chùa Tam Chúc mới hiện nay được xây trên nền móng của ngôi chùa cổ. Đây là sự kết hợp tuyệt vời của những công trình kiến trúc độc đáo, ấn tượng nằm giữa cảnh sắc thơ mộng của thiên nhiên, non nước.

Năm 2019, chùa Tam Chúc được chọn là nơi tổ chức ngày Lễ Phật Đản Vesak của Liên Hợp Quốc (còn gọi là Đại lễ Phật Đản). Sự kiện này đã diễn ra vào tháng 5 năm 2019 và thu hút được sự tham gia của hàng ngàn chức sắc, tín đồ Phật giáo cũng như các du khách, nhà nghiên cứu quốc tế.

Chùa Tam Chúc được xây dựng với 3 chính điện là điện Giáo Chủ, điện Quan Âm và điện Tam Thế. Mỗi điện sẽ thờ một vị Phật mang ý nghĩa riêng.

Cả 3 điện này đều có 4 bức phù điêu được tạc thủ công rất tỉ mỉ từ đá được lấy từ miệng núi lửa của Indonesia.

Chùa Ngọc Tam Chúc:Ngôi chùa này được chế tác hoàn toàn từ đá granit, hoàn toàn không có bê tông. Chính vì thế, mặc dù chỉ có diện tích 13m2 thế nhưng chùa Ngọc lại nặng tới 2.000 tấn.

Đình Tam Chúc:Đình Tam Chúc nối với chùa Tam Chúc bởi một cây cầu dích dắc bắc qua hồ Lục Ngạn. Đây là ngôi đình thờ hoàng hậu Đinh Dương Thị Nguyệt. Ngôi đình nằm giữa hồ nước rộng lớn và là nơi lưu giữ những dấu tích cổ từ thời vua Đinh.

Hình ảnh du khách ghé thăm khu du lịch Quốc gia Tam Chúc:

HƯỚNG DẪN HÀNH TRÌNH DU LỊCH TAM CHÚC

Hành trình tìm về với Tam Chúc là tìm về với sự an yên, được hòa mình vào cái nôi của văn hóa Phật giáo và đắm chìm vào cảnh quan thiên nhiên hoang sơ kỳ vĩ tựa chốn tiên cảnh bồng lai.

(Nguồn: http://tamchuc.com.vn/)

 

 

Ý kiến phản hồi

Gửi Phản hồi


V . Quê Hương Việt Nam q Bước đầu học Phật