KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO THỜI TRẦN.

Cập nhật: 03-05-2018 03:28:33 | Miền Bắc | Lượt xem: 7816

KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO THỜI TRẦN TIÊU BIỂU.

CHÙA BỐI KHÊ

Chùa được gọi là chùa Bối Khê, tọa lạc ở xã Bối Khê nay là xã Tam Hưng , huyện Thanh Oai ,tỉnh Hà Tây . Chùa được xây dựng vào thời Trần , khoảng năm 1338 . Kiến trúc hiện nay chủ yếu vào những lần trùng tu vào cuối thế kỷ 18 và năm 1923 . Chùa còn giữ được nhiều di vật của thời Trần ở tòa thượng điện và tượng Bồ Tát Quan Thế Âm tạc vào thế kỷ XVI . Theo sách từ điển di tích văn hóa Việt Nam ( Hà Nội , 1993) , ngoài chư phật ,chùa còn thờ Minh Đức Chân Nhân đời Trần . Ngài họ Nguyễn , húy là Nữ , tự Bình An , tu hành đắc đạo , tăng đồ theo thụ giáo rất đông . Hàng năm mở hội lễ vào ngày 12 tháng giêng (âm lịch) . Chùa đã được bộ văn hóa công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia.

Chùa Bối Khê không những là di tích lịch sử quý giá về niên đại mà còn có kiến trúc bằng gỗ rất đẹp . Kiến Trúc chùa Bối Khê có tiền đường , hành lang tả hữu ,nhà tam bảo đều bằng gỗ dựng theo hình chữ Quốc . hậu đường được kết nối với điện thờ Thánh có hình chữ công .Toàn bộ kiến trúc được sắp xếp cân xứng hai bên theo một trục chính . Đặc biệt , chùa Bối Khê còn lưu giữ được kiến trúc độc đáo , những họa tiết về kiến trúc gỗ 4 vị chim thần .

Cổng chùa có 5 cửa , phía trên cửa chính có chữ Đại Bi Tự . Qua cổng chùa thấy ngay chiếc cầu gạch vắt qua hào nước hẹp . Dấu tích của dòng sông Đỗ Động , rẽ trái là con đường dẫn tới từ đường Trạng Nguyên Nguyễn Trực ( 1417-1474) cách chùa 30m . Đi qua cầu là tam quan cao hai tầng , tám mái .Tầng trên treo quả chuông lớn , đường kính 60cm , cao 1m , đúc năm Thiệu Trị thứ 4 ( 1844).

Qua khỏi gác chuông là sân gạch rộng chừng 400m vuông , hai bên là hai hồ nước , một trồng sen , một làm giếng nước sinh hoạt cho dân làng trước đây . TòaTam bảo còn gọi là Thượng điện, thờ Phật , Pháp , Tăng , cấu tạo theo 4 hàng cột , mỗi hàng 4 chiếc , riêng thềm điện có 6 cột đỡ mái , chia thành 7 gian . hai vì kèo giữa mang đậm phong cách nghệ thuật thời Trần , các đầu bảy đỡ mái phía ngoài được chạm khắc hình rồng , đầu bảy góc trái phía ngoài chạm hình chim thần Garuda . Bên phải tam bảo là nhà bia dựng năm 1450 ghi sự tích Đức Thánh Bối . Chùa còn bảo lưu được nhiều nghi thức tôn giáo của phái Trúc Lâm , Đạo giáo , Khổng Giáo và có nhiều cổ vật quý 58 pho tượng lớn nhỏ , 2 cây đèn gốm thời Mạc và nhiều sắc phong . Trong số 58 pho tượng , đáng chú ý là tượng Quan Âm 12 tay ngồi trê tòa sen đặt trên bệ đá chạm khắc hình rồng , chim thần , hoa lá có niên đại Xương Phù luc niên ( 1382 ) triều vua Trần Phế Đế . Hai hành lang chạy dọc , mỗi bên 9 gian ,18 vị La hán ngồi trên bệ đá , thể hiện đủ gương mặt , tư thế khác nhau . Sau tam Bảo là hậu cung thờ Đức Thánh Bối Nguyễn Đình An , hai tầng tám mái.Đến nay , Chùa Bối Khê vẫn còn lưu giữ được những cổ vật quý giá như tượng Phật Bà nghìn mắt , nghìn tay có từ đời Lý là một trong hai pho tượng đẹp và quý nhất Việt Nam , 11 bia đá có từ đời Hậu Trần , hai quả chuông được đúc bằng đồng và 22 đạo sắc từ thời Lý cho đến thời Nguyễn , một quần thể tượng Cửu Long 9 pho tượng được đặt trên 9 bệ rồng .

CHÙA THÁI LẠC

Chùa thuộc thôn Thái lạc , xã Lạc Hồng , huyện Văn Lâm , ngoài thờ Phật , chùa còn thờ Pháp Vân ( Thần Mây ) nên có tên gọi là Pháp Vân Tự , hay là Chùa Pháp Vân .Xây dựng từ thời Trần ( 1225- 1400) Chùa được tu sửa vào các năm 1609, 1612 , 1630 -1636, 1691-1703 . kiến trúc hiện nay là kiểu nội công ngoại quốc ,gồm tiền đường 5 gian , ba gian thượng điện , hai dãy hành lang mỗi bên chin gian , nhà tổ bảy gian .

Chùa Thái Lạc còn giữ được bộ vì gỗ ở gian giữa tòa thượng điện ,kiến trúc thời Trần , còn khá nguyên vẹn . Loại hình này ở nước ta rất hiếm , ngoài chùa Thái Lạc chỉ còn thấy ở chúa Dâu , chùa Bối Khê .Bộ vì kiến trúc kiểu giá chuông , dựa trên kết cấu 4 hàng chân cột . Trên bộ vì được kết hợp hài hòa giữa kiến trúc và trang trí . Trên các cốn ,các đố của bộ vì và trẹn các cột , đấu có nhiều mảng chạm khắc lớn . nếu nguyên vẹn ,có khoảng 20 bức chạm nổi các đề tài khác nhau , hiện nay có 16 bức . Trên ván có bưng chạm tiên nữ đầu người mình chim . Trên thân cột trụ chạm hình các ông phỗng giơ tay đỡ bệ sen phía trên . trên ván nong trang trí các đề tài tiên nữ . Nơi tiên nữ đang cưỡi phượng , người thổi tiêu ,người kéo nhị . Nơi khác , tiên nữ đang thổi sáo , đánh đàn .Có cảnh tiên nữ đầu người mình chim đang giơ tay dâng hoa . Độc đáo hơn còn có cảnh chạm dàn nhạc ba người đang sử dụng những nhạc cụ dân tộc . Chùa Thái Lạc còn giữ được tượng Pháp Vân , ba bệ thờ và ba tấm bia đá ghi quá trình trùng tu tôn tạo chùa . tất cả đều có niên đại thế kỷ 16-17.

CHÙA PHỔ MINH

Chùa Phổ Minh ( Phổ Minh Tự )là một ngôi chùa ở thôn Tức Mạc , nằm cách thành phố Nam Định khoảng 5km về phía bắc , vùng quê này là quê hương của vua Trần . Chùa còn có tên là Chùa Tháp .

Biên niên sử , chùa được xây dựng vào năm 1262 , ở phía tây cung Trùng Quang của các vua nhà Trần . Nhưng theo các minh văn trên bia , trên chuông thì ngôi chùa này đã có từ thời nhà Lý .Có thể chùa đã được xây dựng lại với quy mô rộng lớn từ năm 1262 tuy đã nhiều lần tu bổ nhưng chùa vẫn giữ được nhiều dấu tích nghệ thuật thời Trần .Cụm kiến trúc chính của chùa bao gồm 9 gian tiền đường , 3 gian thiêu hương , tòa thượng điện cũng 3 gian nhưng rộng lớn , xếp theo hình chữ “công” bộ cửa gian giữa nhà tiền đường gồm 4 cánh bằng gỗ lim , to dày , chạm rồng , sóng nước , hoa lá và văn hoa hình học . Hai cánh ở giữa chạm đôi rồng lớn chầu mặt trời trong khuôn hình lá đề ., được coi là một tác phẫm điêu khắc khá hoàn mỹ . Cũng như đôi sấu đá trên thành bậc tam quan và đôi rồng trên thành bậc gian giữa tiền đường , bộ cánh cừa này còn giữ được những dấu ấn của nghệ thuật chạm khắc đời Trần trong chùa có bày tượng Trần Nhân Tông nhập niết bàn ( tượng nằm ), tượng Trúc Lâm tam tổ dưới bóng trúc , một số tượng Phật đẹp lộng lẫy . Chuông lớn của chùa có khắc bản văn “Phổ Minh đỉnh tự “ đúc năm 1796 – chùa vốn có một vạc lớn , sử sách coi là một trong bốn vật báu của Việt Nam ( An Nam tử khí , nay không còn ).

Sau thượng điện , cách một sân hẹp là ngôi nhà dài 11 gian . Ở giữa là 5 gian nhà tổ , bên trái là 3 gian nhà tăng và bên phải là 3 gian điện thờ . Hai dãy hành lang nối tiền đường ở phía trước với ngôi nhà 11gian ở phía sau làm thành một khung vuông bao quanh kiến trúc Chùa .

Tháp Bình Sơn còn gọi là tháp chùa Vĩnh Khánh hay là Tháp Then , là một ngôi tháp tương truyền có 15 tầng tuy hiện nay chỉ còn lại 11 tầng . Tháp được xây dựng từ thời Trần , nằm ở trong khuôn viên chùa Vĩnh Khánh ( Chùa Then ) thuộc thôn Bình Sơn , xã Tam Sơn , huyện Lập thạch , tỉnh Vĩnh Phúc .

Là ngọn tháp tiêu biểu cho kiến trúc chùa tháp thời Lý – trần ở Việt Nam và là ngọn tháp đất nung đời Trần cao nhất còn lại đến ngày nay , Tháp bình Sơn với hình khối thanh thoát , đường nét mềm mại , trang trí phong phú điêu luyện , là di tích lịch sử và di tích nghệ thuật có giá trị cao vào bậc nhất trên lãnh thỗ Việt Nam .

Tháp Bình Sơn tương truyền có 15 tầng , theo các cụ cao niên địa phương kể lại thì trên nóc tháp còn có một hình khối búp hoa sen chưa nở bằng đất nung tạo cho tháp một dáng vẻ thanh thoát vươn cao .Tháp hiện chỉ còn 11 tầng tháp và 1 tầng bệ vì phần chóp của tháp bị bể , có tổng độ cao là 16,5 m . tháp cấu tạo theo mặt bằng hình vuông nhỏ dần phía ngọn với cạnh của tầng dưới cùng là 4,45 m cạnh của tầng thứ 11 là 1,55m .

Toàn bộ phần còn lại của tháp , căn cứ vào thống kê phân loại trong tiến trình tháo dở phục dựng , cho thấy tháp được xây dựng bằng 13.200 viên gạch nung , gồm 2 loại trong đó có một loại hình vuông kích thước là 0,22m x 0,22m , một loại kích thước hình chữ nhật kích thước 0,45m x 0,22m . trong lòng tháp là một khoảng rỗng nhỏ chạy suốt chân tháp lên đến ngọn .

Thân của tháp Bình Sơn được cấu trúc bằng hai lớp gạch : gạch khẩu chịu lực có nhiều kích cỡ để trơn được sử dụng xây bệ , xây bên trong tháp và giật cấp làm mái phân tầng . phần lớn các viên gạch khẩu được cấu trúc có mộng chốt , tạo dáng khớp nhau theo từng lớp , từng tầng rồi mới nung rắn chắc để xây , bảo đảm liên kết tốt và khả năng chịu đựng lớn . Bên ngoài , xung quanh tháp được ốp một lớp gạch vuông , mỗi cạnh dài 0,46m phủ kín thân tháp . Mặt ngoài của gạch ốp này đều có trang trí hoa văn rất phong phú .

Gần tháp có môt vũng nước được bao bọc bằng bờ gạch , mà người ta thường gọi là giếng .Tương truyền đất của giếng là môt ngôi tháp , được gọi là tháp xanh . Một hôm ngôi tháp biến mất , còn lại miệng giếng như hiện nay .

Ý kiến phản hồi

Gửi Phản hồi


V . Quê Hương Việt Nam q Bước đầu học Phật