Chùa Miền Bắc

Cập nhật: 21-03-2018 06:40:35 | Miền Bắc | Lượt xem: 856

Nhưng ngôi chùa linh thiêng của Miền Bắc

Chùa Quán Sứ –Hà Nội

Chùa Quán Sứ nằm ở số 73 phố Quán Sứ, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàng Kiếm. Chùa Quán Sứ là ngôi chùa dùng để thờ vị quốc sư triều Lý là Nguyễn Minh Không. Nói đến Nguyễn Minh Không, Ông được biết đến là 1 vị cao tăng đứng đầu tổ chức Phật giáo của triều đại nhà Lý trong lịch sử, được tôn vinh là ông tổ nghề đúc đồng, là thiền sư sáng lập nhiều ngôi chùa nhất ở Việt Nam-Xưa kia khu vực chùa Quán Sứ thuộc thôn Yên Tập, huyện Thọ Xương, phủ Phụng Thiên, Năm 1943- Tổng hội Phật giáo Bắc Kỳ đặt trụ sở ở chùa Quán Sứ.

Chùa có kiến trúc với tam quan kiểu 3 tầng mái, chính giữa là lầu chuông. Đi qua tam quan chúng ta sẽ bắt gặp một sân rộng lát gạch. Giữa sân ngôi chùa nổi tiếng Hà Nội này được xây tòa chính điện cao, hình vuông có hành lang bao quanh. Hai bên và đằng sau là dãy nhà dùng làm thư viện, giảng đường, nhà khách và tăng phòng. Hiện nay, chùa Quán Sứ trở thành trụ sở của giáo hội Phật giáo Việt Nam.

D:\WEBSITE\chua-quan-su.jpg




 

Chùa Láng

Chùa Láng được dùng để thờ Từ Đạo Hạnh là một nhà tu hành đắc đạo nổi tiếng ở thời Lý,được xây dựng từ thời vua Lý Thần Tông (1128- 1138).Chùa được lập trên nền nhà cũ của cha mẹ Từ Đạo Hạnh là Từ Vinh và Nguyễn Thị Loan. Nằm ở địa phận làng Yên Lãng, tức là làng Láng vì thế nên chùa lấy tên là chùa Láng.

Theo truyền thuyết  sau khi nhà sư Từ Đạo Hạnh đắc đạo liền hóa kiếp ở chùa Sài Sơn- Chùa Thày, huyện Quốc Oai, đầu thai làm con trai của Sùng Hiền hầu Dương Hoán là em ruột của Lý Nhân Tông. Lý Nhân Tông không có con trai, nên lập con của Sùng Hiền hầu Dương Hoán làm thái tử. Về sau lên làm vua lấy tên là Lý Thần Tông. Chính vì vậy mà cả chùa Láng và chùa Thày đều thờ Từ Đạo Hạnh đều có thờ Lý Thần Tông.

D:\WEBSITE\chua-lang.jpg

D:\WEBSITE\chùa-láng5.jpg

 

Chùa Kim Liên

Ngôi chùa nổi tiếng Kim Liên được dựng trên dải đất của làng Nghi Tàm, bên bờ hồ Tây, nay thuộc phường Nghi Tàm, quận Tây Hồ. Tương truyền nơi dựng chùa là nền cũ của cung Từ Hoa có từ đời Lý. Nguyên công chúa Từ Hoa, con gái vua Lý Thần Tông (1128-1138) đã đem cung nữ tới khu vực này trồng dâu, nuôi tằm, mở ra trại Tàm Tang (tằm dâu). Trại này sau đổi tên là phường Nghi Tàm.

D:\WEBSITE\Chùa-Kim-Liên.jpg

 

Chùa  Trấn Quốc

Trấn Quốc là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam, nằm cạnh Hồ Tây, ở cuối đường Thanh Niên, quận Ba Đình, Hà Nội.

Theo Từ điển di tích văn hóa Việt Nam (Hà Nội, 1993), thì ngôi chùa nổi tiếng Trấn Quốc nguyên là chùa Khai Quốc, dựng từ thời Tiền Lý (Lý Nam Đế, 541-547), tại thôn Y Hoa, gần bờ sông Hồng. Đến đời Lê Trung Hưng (1615), chùa được dời vào trong đê Yên Phụ, dựng trên nền cũ cung Thúy Hoa (thời Lý) và điện Hàn Nguyên (thời Trần). Trong các năm 1624, 1628 và 1639, chùa tiếp tục được trùng tu, mở rộng. Trạng nguyên Nguyễn Xuân Chính đã soạn bài văn bia dựng ở chùa vào năm 1639 về công việc tôn tạo này.

D:\WEBSITE\Chùa-Trấn-Quốc.jpg

Chùa Đà Quận- Cao Bằng

Được xây dựng từ thời vua Mạc Kính Cung thờ Phật Bà Quan âm, chùa Đà Quận là ngôi chùa mang giá trị lịch sử to lớn, Chùa nằm ở làng Đà Quận, xã Hưng Đạo, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng.

D:\WEBSITE\chua-Dan-Quan-Cao-Bang-1.jpg

Hằng năm vào ngày mùng 9 tháng giêng nhân dân Cao Bằng lại đua nhau đi trẩy hội. Vào mỗi dịp lễ bái lớn như thế thì người ta sẽ gõ chuông, hai quả chuông treo hai bên lầu gác đền thờ công chúa Hồng Liên cao 4 thức 5 tấc, chu vi 8 thước 9 tất, ước tính chuông nặng gần 1 tấn- tiếng chuông vang xa như sấm, vang động  khắp nơi. Chuông chùa Đà Quận là một di sản văn hóa vô giá của dân tộc Việt Nam, một vật thể xứng đáng được giữ gìn và lưu truyền cho đời sau.

Ngôi Chùa Nổi Tiếng Có Đại Hồng Chung Lớn Nhất-Chùa Bái Đính

Chùa Bái Đính thuộc Khu danh thắng Tràng An – Tam Cốc – Bích Động được biết đến như một trung tâm Phật giáo của Việt Nam nói chung và Ninh Bình nói riêng. Chùa cũng là một trong những điểm tham quan du lịch hành hương phật giáo nổi tiếng của Ninh Bình.

D:\WEBSITE\Chuong_chua Baidinh.jpg

Chùa Bái Đính đã tôn trí một quả chuông nặng 36 tấn, đường kính 3,45m, chiều cao 5,40m dùng trong việc kinh kệ, thờ phụng,chuông này do các nghệ nhân thành phố Huế đúc.

Ngôi Chùa Nổi Tiếng Hà Nam- Chùa Bà Đanh

Được đánh giá là một trong những ngôi chùa nổi tiếng đẹp và cổ kính nhất tỉnh Hà Nam bởi sơn thuỷ hữu tình - Chùa Bà Đanh còn có tên gọi khác là Bảo Sơn Tự thuộc làng Đanh Xá, xã Ngọc Sơn (Kim Bảng, Hà Nam) có diện tích gần 10ha.

D:\WEBSITE\ba danh.jpg

Tương truyền trước kia vào thế kỷ thứ bảy, đây là một ngôi đền nhỏ thờ tứ pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện). Đến thời Lê Huy Tông (1675 – 1750), chùa được xây dựng đàng hoàng và to đẹp hơn. Theo những người cao tuổi trong thôn Đanh Xá, xưa kia khu vực này là một bãi đất bồi giữa ngã ba sông Đáy.

Một hôm, người già nhất trong thôn nói trong giấc mộng cụ thấy một người con gái trẻ đẹp hiện về truyền rằng dân làng muốn yên ổn làm ăn phải lập đền thờ.

Đền vừa dựng xong được ít lâu, cây mít cổ thụ gần 1.000 tuổi bỗng dưng bị gió quật đổ. Dân làng Đanh lấy gỗ để tạc tượng và làm ngai để thờ người con gái đã về báo mộng cho dân làng. Chùa Bà Đanh vừa thờ Phật vừa thờ Thánh và có tên là chùa Bà Đanh từ đó. Năm 1994, ngôi chùa nổi tiếng này được Bộ Văn hoá – Thông tin (nay là Bộ Văn hoá – Thể thao – Du lịch) cấp bằng di tích lịch sử cấp quốc gia.

Chùa Lôi Âm Thượng – Hạ Long

Bên hồ Yên Lập có một ngôi chùa nổi tiếng Già lam cổ tích trên 700 năm tuổi mang một cái tên khá dài, tới bảy chữ: “Linh Thứu Kỳ Sơn Lôi Âm tự”- – chùa Lôi Âm thượng.

D:\WEBSITE\Loi am.jpg

 

Ý kiến phản hồi

Gửi Phản hồi


V . Quê Hương Việt Nam q Bước đầu học Phật