Tình yêu với bất kỳ ai cũng cần có-Vấn đề tình cảm trong Phật giáo xử lý thế nào?

Cập nhật: 05-06-2018 09:32:29 | Văn hóa Phật Giáo | Lượt xem: 744

Tình cảm vốn là bản năng sẵn có của loài người, vì vậy chỉ cần phù hợp với pháp luật, đạo đức, đều là những điều cho phép của Phật giáo.

Tình ái hoàn toàn không chuyên chỉ tình yêu giữa nam và nữ. Phàm là tình thân giữa cha mẹ với con cái, tình thân hữu giữa bạn bè, tình đồng đội giữa những người cùng tổ quốc, tình yêu nước của các trung thần v.v… đều là biểu hiện của tình yêu, thậm chí những hứng thú, sở thích của cá nhân, cũng được coi là một loại tình cảm.

Tình cảm vốn là bản năng sẵn có của loài người, vì vậy chỉ cần phù hợp với pháp luật, đạo đức, đều là những điều cho phép của Phật giáo. Phật giáo hoàn toàn không bài xích tình cảm, nhưng lại chủ trương dùng từ bi để thăng hoa tình cảm, lấy Bát-nhã để giáo hóa khơi thông tình cảm. Phật giáo khuyến khích giữa vợ và chồng phải yêu thương đùm bọc lẫn nhau, giữa cha mẹ và con cái phải tương kính thứ ta cho nhau, giữa bạn bè phải quý duyên gặp gỡ quen biết nhau, từ đó mà làm được “vô duyên đại từ, đồng thể đại bi”, tức là đem tình yêu riêng tư của mình, thăng hoa thành từ bi đối với tất cả chúng sinh. Ví dụ: Đức Phật gánh quan tài cho mẹ, hay Đức Phật lên trời Đao Lợi thuyết pháp cho mẹ, chứng minhPhật giáo đối với nhân luân thế gian hợp tình hợp pháp, hoàn toàn không chối bỏ và bài bác. Lại nữa, Đức Phật vì ngăn cản vua Lưu Ly tấn công quốc gia mình, vì thế tĩnh tọa giữa đường, lấy “thân tộc chi âm thắng dư âm” (sự che chở của họ hàng thân thuộc/quốc gia hơn hẳn tất cả sự che chở khác), làm cảm động vua Lưu Ly buộc rút quân; sự quý trọng của Đức Phật dành cho đệ tử, như khám bệnh cho Tỳ-kheo bị bệnh, xâu kim cho A Na Luật, cả đến câu chuyện lúc chưa thành Phật (bản sinh đàm) của Đức Phật, những sự tích mấy đời tu hành từ bi này của Đức Phật được ghi chép rộng rãi. Vì vậy, kinh Niết-bàn nói: “Từ tức Như Lai, Như Lai tức từ.”

Từ bi là cảnh giới thiện mỹ được tịnh hóa từ tình cảm loài người. Trong quan niệm của hầu hết người đời, nghĩ rằng người xuất gia cắt đứt ân ái từ giã người thân (cát ái từ thân), xa lìa thế tục dứt bỏ trần gian, là bất hiếu lại còn bạc tình. Trên thực tế, trong Phật giáo từ giáo chủ là Đức Phật, cho đến các Đại đức cao tăng qua nhiều thế hệ, đều dựa vào tinh thần “vô duyên từ bi, đồng thể đại bi”, đem tình yêu nhỏ bé (tiểu ái) đối với người thân thăng hoa thành tình yêu lớn lao (đại từ bi) đối với chúng sinh. Từ bi của Đức Phật, đã vượt qua tình yêu thế gian, đến nỗi sau này Yashodhara cũng xuất gia tu đạo. Cho nên, thực sự yêu quý một ai đó thì nên dẫn dắt người ấy hướng về chánh đạo, giúp đỡ người ấy ngày càng hoàn thiện và chín chắn hơn, mà không phải hạn cục, bám víu ở dung mạo hình thể.  

Đức Phật đối với người thân như thế, mà đối với oan gia cừu địch cũng là như thế. Đức Phật thường nói: “Đề Bà Đạt Đa (Devadatta) là thiện tri thức của Ta, là tăng thượng duyên của Ta.” Tình yêu của Đức Phật được xây dựng trên tinh thần “oán thân bình đẳng”, “vô duyên đại bi, đồng thể đại bi”.

Tình yêu, với bất kỳ ai cũng cần có, nhưng trong tình yêu, có ô nhiễm, có thuần khiết; có chiếm hữu, lại có hiến dâng. Tình cảm như nước, “nước có thể chở thuyền, cũng có thể lật thuyền”; tình cảm nếu biết xử lý thỏa đáng, thì không mất đi sức mạnh lại có thể khích lệ hướng thượng. Yêu, hệt như mặt trờimùa Đông, có thể làm tan chảy băng tuyết hàn sương, có thể khơi gợi, kích thích chân thiện mỹ của tính người; nhưng rằng, nếu yêu không thỏa đáng, ví như đối tượng yêu không đúng, quan niệm yêu không đúng, cách thức yêu không đúng, yêu không bình thường, không nên, thì chẳng những sẽ khiến cho đôi bên phát sinh phiền não khổ đau, thậm chí vì yêu nên sinh ra thù hận, dẫn đến thân bại danh liệt, kết liễu đời mình. Vì vậy, Phật giáo cho rằng tình yêu mà ô nhiễm, chiếm hữu, ích kỷ, chấp trước là duyên cớ gây cản trở đạo nghiệp của người học Phật.

Tuy nhiên, “pháp phi thiện ác, thiện ác thị pháp”, tình cảm xử lý không thỏa đáng, cố nhiên có thể làm cản trở đạo nghiệp, nhưng “sự tịnh hóa của tình yêu là từ bi, sự thăng hoa của tình yêu là trí tuệ”; nếu như có thể đem tình yêu thăng hoa thành từ bi, thì “từ tức tham dục, bi chỉ sân huệ” (lòng từ ngăn chặn tham lam, tâm bi chấm dứt sân hận.

 Từ bi là nguồn động lực mà các Phật, Bồ-tát cứu độ chúng sinh không biết mệt mỏi. Nếu mọi người có thể ứng xử đối đãi với nhau bằng lòng từ bi thì hết thảy chúng sinh đều được phúc lạc, thế giới tất có thể hòa bình. Vì vậy, Phật giáo chủ trương: “dĩ trí hóa tình” (dùng lý trí để tịnh hóa tình cảm), “dĩ từ tác tình” (dùng từ bi triển khai/vận hành tình cảm), “dĩ pháp phạm tình” (dùng lễ pháp để quy phạm tình cảm), “dĩ đức đạo tình” (dùng đạo đức dẫn dắt tình cảm). Đem tình cảm riêng tư chiếm hữu, chuyển hóa thành đạo tình pháp ái vô tư, không vụ lợi; đem tình ái có lựa chọn, có sai biệt, tịnh hóa thành từ bi phụng hiến “vô duyên đại bi, đồng thể đại bi”, tình cảm như thế mới có thể làm cho cuộc sống trần tục này thêm phong phú và ý nghĩa.

Ý kiến phản hồi

Gửi Phản hồi


V . Quê Hương Việt Nam q Bước đầu học Phật