Những Ngôi Chùa Cổ Nổi Danh Quảng Ngãi

Cập nhật: 23-03-2018 03:54:10 | Miền Trung | Lượt xem: 1336

Thiên Ấn khai sơn từ năm 1717 đến nay, trải qua 300 năm chùa đã có 15 đời sư trù trì, trong đó có 6 vị được tôn làm sư tổ gọi chung là lục tổ. Tính đến nay chùa đã trải qua 5 lần trùng tu vào năm 1717, 1827, 1910, 1918 và cuối cùng là 1959. Không gian chùa trú trọng sự yên tĩnh và thanh tịnh. Nhưng ngôi chùa lại được xây dựng ở vị trí có tuyệt vời  trên đỉnh đồi Thiên Ấn, một địa danh linh thiêng đối với người dân Quảng Ngãi.

 

Chùa Thiên Ấn

Chùa Thiên Ấn là 1 trong những ngôi chùa cổ nhất tại Quảng Ngãi. Được xây dựng vào năm 1694 và hoàn thành vào cuối năm 1695.

Thiên Ấn khai sơn từ năm 1717 đến nay, trải qua 300 năm chùa đã có 15 đời sư trù trì, trong đó có 6 vị được tôn làm sư tổ gọi chung là lục tổ. Tính đến nay chùa đã trải qua 5 lần trùng tu vào năm 1717, 1827, 1910, 1918 và cuối cùng là 1959. Không gian chùa trú trọng sự yên tĩnh và thanh tịnh. Nhưng ngôi chùa lại được xây dựng ở vị trí có tuyệt vời  trên đỉnh đồi Thiên Ấn, một địa danh linh thiêng đối với người dân Quảng Ngãi.

D:\WEBSITE\chua-thien-an-quang-ngai.jpg

Thiền sư Pháp Hòa là người khai sơn nên chùa là người tỉnh Phúc Kiến, Trung Hoa. Ông trụ trì 41 năm và viên tịch khi thọ 84 tuổi. Ban đầu ngôi chùa chỉ là 1 thảo am tĩnh mịch, sau được tu sửa và mở rộng thêm nhiều như hiện nay., Và trở thành nơi thu hút nhiều tăng ni và trở nên đổi tiếng.

Con đường đi lên chùa khá gập ghềnh, vì được xây dựng trên đỉnh đồi. Tuy nhiên chùa Thiên Ấn cũng có sự tích của mình. Người ta kể rằng trước kia đỉnh núi thiên ấn là 1 đỉnh núi hoang sơ không có bất kỳ người dân nào sinh sống ở đó. Sau này khi rồng hạ phạm đã rơi trên đỉnh núi Thiên Ấn và tạo thành những phần đất lỡ. Sau này người dân mới bắt đầu tu sửa lại và người dân cũng bắt đầu đến đây xây nhà làm ruộng và sinh sống. Bạn có thể để ý con đường lên chùa khá quuanh co người dân nơi đây gọi đó là thân của con rồng tạo thành khi rơi xuống, còn vị trí nơi ngôi chùa xây dựng chính là đầu rồng.

Gần chùa còn có ngôi mộ của Huỳnh Thúc Kháng – một chiến sĩ yêu nước nổi tiếng Việt Nam, được người dân Việt Nam gọi với cái tên thân thương gần gũi: cụ Huỳnh. Sau khi tham quan và thắp hương xong ngôi chùa bạn có thể đến mộ của cụ Huỳnh để thắp nhang. Mộ cụ được xây dựng gần đó gần vách núi. Đứng từ trên đó nhìn xuống ta sẽ thấy 1 thành phố thu nhỏ với những ngôi nhà san sát nhau, những cánh đồng, con suối. Đâu chỉ ngắm bình minh trên biển mới là đẹp, đứng trên núi và ngăm nhìn mặt trời lặn cũng là  thú vui tao nhã mà ta không thể bỏ qua khi đến nơi đây.

 

Chùa Hang

Chùa Hang  núi và biển liền kề dựa vàonhau, tôn nhau lên tạo thành một bức tranh tuyệt tác. Tuy đã có sự tôn tạo chăm chút của bàn tay con người, nhưng với ý thức hòa hợp với thiên nhiên, cảnh trí nơi đây vẫn còn giữ được nét hoang sơ vô cùng quyến rũ.

D:\WEBSITE\chùa-hang-lý-sơn.jpg

Chùa Hang nổi tiếng nằm ở phía Đông bắc núi Thới Lới – ngọn núi cao nhất trong năm ngọn núi đều là chứng tích cho sự phun trào của núi lửa trên hòn đảo này. Người xưa đã tận dụng hang động nằm sâu trong lòng núi, sát bên bờ biển, để tạo dựng cảnh chùa. Đứng từ xa quan sát, người ta không thể biết được trong động có một kiến trúc được gọi là Chùa Hang nổi tiếng mà chỉ nhìn thấy tán lá của những cây bàng biển cổ thụ, tuổi của chúng cũng xấp xỉ với ngày ra đời của chùa Hang. Đường lên chùa Hang cheo leo bám theo mép biển, qua nhiều bậc đá đã được tay người đẽo gọt.

Nếu như đảo Lý Sơn là hiện thân cái đẹp của thiên nhiên thì Chùa Hang nổi tiếng là tác phẩm điêu khắc đá tuyệt vời mà thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho con người vùng đất này. Ở đấy, núi và biển liền kề dựa vào nhau, tôn nhau lên tạo thành một bức tranh tuyệt tác. Tuy đã có sự tôn tạo chăm chút của bàn tay con người, nhưng với ý thức hòa hợp với thiên nhiên, cảnh trí nơi đây vẫn còn giữ được nét hoang sơ vô cùng quyến rũ. Nói về đảo Lý Sơn, mà trước đây vẫn gọi là cù lao Ré, sách Đại Nam nhất thống chí đã viết: “Cù lao Ré ở giữa biển, cách huyện Bình Sơn 65 dặm về phía Đông, xung quanh nổi cao, ở giữa trũng xuống ước mấy chục mẫu, nhân dân hai phường An Vĩnh và An Hải ở tại đấy. Phía đông đảo có động, trên động có chùa mấy gian, có giường đá, kỷ đá, hai bên hữu động có giếng nước trong ngọt, xung quanh cây cối tốt tươi, khi có giặc biển, thì dân phường ẩn núp ở đấy. Đất sản nhiều đậu phụng và bắp”. Ngôi chùa nổi tiếng được Đại Nam nhất thống chí nói đến có lẽ chính là Chùa Hang nổi tiếng.

Chùa Đục Quảng Ngãi

Chùa Đục Quảng Ngãi, phía trên là đỉnh núi Thới Lới, nếu muốn leo lên đỉnh núi thì phải leo qua khoảng hơn 100 bậc đá. Chùa Đục Quảng Ngãi còn gọi là “chùa không sư”, theo tương truyền của người theo đạo Phật địa phương, Đức Quan Thế Âm từng chọn ngự ở đây, mang bình yên cho dân đảo tránh được những trận thiên tai. Từ đỉnh núi Thới Lới có thể quan sát được cảnh vật xung quanh đảo với nước biển trong xanh, xen lẫn những phiến đá lô nhô ở ven bờ, dưới chân núi là màu xanh của những ruộng dưa hấu, đậu xanh

D:\WEBSITE\Chùa-Đục-Quảng-Ngãi.jpg

D:\WEBSITE\Chùa-Đục.jpg

Chùa Đục Quảng Ngãi được xây dựng trong một hang đá trên núi, bên ngoài cửa hang là tượng Phật Quan Âm cao 27 mét, mặt hướng ra biển..

 

Ý kiến phản hồi

Gửi Phản hồi


V . Quê Hương Việt Nam q Bước đầu học Phật