Cập nhật: 28-08-2021 04:14:43 | Văn hóa Phật Giáo | Lượt xem: 1887
Kinh doanh là việc đã có tự ngàn xưa- Cũng tự ngàn xưa, Đức Phật đã có những lời dạy thấu đáo về đạo đức trong kinh doanh.
Những lời Phật dạy trong kinh doanh có thể được ứng dụng trong xã hội ngày nay không, hiểu và thực hành lời Phật dạy thế nào cho đúng?
Làm kinh doanh, ai cũng mong muốn có nhiều lợi nhuận. Làm kinh doanh, cũng là tự đặt mình vào những thách thức lớn. Đặc biệt trong xã hội đầy tính cạnh tranh ngày nay, người làm kinh doanh càng cần phải biết giữ một cái đầu lạnh và 1 trái tim nóng. Thành không đến được không hề đơn giản, thất bại chỉ chực chờ khi một phút buông tay.
Những lời Phật dạy về kinh doanh đã có tự ngàn đời, đúc rút lại trong 5 điều sau đây:
1– Giữ tâm trong sáng
Kinh doanh làm giàu lương thiện thì sẽ được tôn vinh, mọi người trân trọng. Nhưng nếu người con Phật chỉ vì đồng tiền làm mờ mắt mà đánh mất lương tri thì ắt sẽ trở thành người giàu tội lỗi. Đây chính là những lời Phật dạy trong kinh doanh đầu tiên, là châm ngôn vỡ lòng cho bất cứ ai làm kinh doanh, là điều kiện tiên quyết để làm giàu: hãy giữ tâm mình trong sáng.
2– Tự lợi và lợi tha
Tự lợi là làm lợi cho mình. Lợi tha là làm lợi cho người, mọi loài. Phật dạy rằng trong kinh doanh, nếu muốn giàu bền vững thì hãy theo nguyên tắc làm cho hai bên cùng có lợi. Trong tương quan vi khởi, sự tồn tại của mình đặt lên và gắn liền với sự tồn tại của người, tất yếu sẽ thành công ngoài mong đợi.
(Thiền giúp nhà kinh doanh thay đổi cách nhìn, thái độ, đối với cuộc sống và công việc theo hướng tích cực)
3– Phương tiện và cứu cánh
Mục đích cuối cùng của việc kinh doanh là gì? Đó chính là tạo ra lợi nhuận vật chất phục vụ cho cuộc sống con người. Như vậy, chúng ta phải tinh tấn rằng: Của cải sẽ giúp chúng ta an vui, hạnh phúc; chứ không phải của cải là niềm an vui hạnh phúc.
4– Tính vô thường
Tính vô thường trong đạo Phật rất rõ nét. Trong kinh doanh, dĩ nhiên đức Phật cũng không bỏ qua tính vô thường. Lời Phật dạy trong kinh doanh về tính vô thường sẽ giúp con người sớm thoát khỏi khổ đau, có động lực để vươn lên mỗi khi thất bại, và biết tiết chế ham muốn bản thân để kiến tạo cuộc sống hiện tại ấm êm.
5-– Tính nhân quả
Lời Phật dạy trong kinh doanh không nằm ngoài quy luật nhân quả, vốn là quy luật khách quan không phải do Phật tạo dựng, mà đó là sự đúc rút từ cuộc sống thành giáo lý. Một người con Phật kinh doanh nếu biết tin vào luật nhân quả, người đó sẽ biết được mình nên làm gì và không nên làm gì.
(Vẻ đẹp của sự ung dung, tự tại, trầm tĩnh hiền hòa, bao dung mà bất cứ ai diện kiến cũng đều sanh tâm quý mến, nễ vì… Từ đó nhà kinh doanh đạt được nhiều thắng lợi và thành công.)
Đã có phước báu làm người, thì nên đi trên những con đường lành và làm những điều chính. Đó mới là nền tảng để tạo dựng và giữ gìn của cải được lâu bền. Muốn giàu có, trước hết phải thiện lương. Đạo đức kinh doanh đã được Đức Phật chuyển tải cho hàng nghìn hàng vạn cư sĩ Phật tử. Người dạy chúng sanh biết sống thiểu dục tri túc, làm ăn lương thiện, có như vậy tinh thần mới thành thơi, sáng mắt, sáng lòng, tạo dựng được cuộc sống ấm no và xã hội bền vững.
Lời Phật dạy trong kinh doanh không chỉ tồn tại hơn 25 thế kỷ qua, nó vẫn còn mãi soi sáng chỉ đường. Nhân quả rất công bằng, làm phước thì được phước, hưởng lộc thì hết lộc. Mỗi người kinh doanh nên thấu suốt lời Phật dạy để vừa tạo phước đức cho mai sau vừa tạo được của cải vững bền trong hiện tại.
(Tác giả :Nhật Hân-Nguyễn Cường tổng hợp).
Ý kiến phản hồi
Gửi Phản hồi