Vì sao phải tu tâm-Bảy bước tu tâm .

Cập nhật: 30-07-2018 11:07:58 | Văn hóa Phật Giáo | Lượt xem: 1027

Bản tính con người vốn trong sáng,bản tính của tâm là trong sáng thanh tịnh, bởi vậy rất nhiều vấn đề bực bội khó chịu trong lòng không phải là bản chất của tâm. Những trạng thái tâm hồn không tốt là chỉ nhất thời, là biểu hiện bên ngoài, nên chúng ta có thể tịnh hóa và lọai bỏ.

Tìm cầu quá nhiều dục vọng bên ngoài, tham sân si quá độ, những thứ này không thể mang đến thỏa mãn cho tâm hồn.

Chỉ có nhận ra tận gốc những khuyết điểm của tham sân si mang lại, đồng thời hiểu rỏ tình thương và từ bi thì mới có thể mang đến thanh thản chân thật cho tâm hồn

Cho dù nuớc có dơ đến mức nào, thì bản chất của nuớc cũng không bị những chất dơ đó làm cho ô nhiễm. Cùng luân lý đó, tâm dù có phiền não, bản chất của tâm cũng không bị trần cấu làm cho ô nhiễm.

Hiểu tận gốc vì sao chúng ta thường bị tham sân si?

Nguyên nhân chính là các ham muốn bị trắc trở, chúng ta thiếu đi thái độ chính xác để đối diện vấn đề, cảm thấy mình là người bị hại và đối phương là kẻ thù.

Vấn đề tại tâm

Hoàn cảnh bên ngoài không phải là nguyên nhân chính làm cho chúng ta rơi vào đau khổ, mà là do những tạp nhiễm của tâm.

Làm thế nào để thay đổi? Bồi dưỡng năng lực quán sát chính mình.

 Mình tự làm người quan sát, quán sát hành vi và tư tưởng của chính mình, thì có thể hiểu được thế nào là “ bình thường tâm”, không có liên quan gì đến thích hoặc không thích, muốn hay không muốn.

Nhưng, dù thế nào cũng không nên để rơi vào những tình cảnh không tốt, thì tự nhiên tâm sẽ hiện ra bản chất thuần tịnh vốn có của nó.

Tu tâm như thế nào?

Bạn thử xem, khi tỉnh dậy lúc sáng sớm còn nằm trên giường, hãy quán chiếu tâm tính và tập luyện tâm tính giữ được trạng thái bình tỉnh.

Thực tập qua những bước tu tập như sau:

  Không nghĩ đến những việc phát sanh ở quá khứ và tương lai

 Hãy để cho tâm tự nhiên hoạt động, không suy nghĩ.

 Quán chiếu tự tâm trong sáng thuần tịnh

 Giữ vững trạng thái này trong một khỏang thời gian.

Giai đọan 1: thực hiện tâm bình đẳng

Thực hiện bình đẳng tâm tức là cố gắng có thái độ tốt đối với tất cả mọi người

Lúc mới bắt đầu có thể là số ít người, rồi dấn dần lan rộng đến nhiều người

Không có quan niệm về tâm bình đẳng, thì tình thương và từ bi cũng bị lệch lạc và không có khả năng phát huy.

Giai đoạn 2: tự trong thâm tâm phải biết cảm ơn người khác

Nhớ về những người thân, bạn bè đối xử tốt với chúng ta, đặc biệt là thời thơ ấu, lúc đó chúng ta luôn nhờ người khác chăm sóc cho mình, nhớ về những ân huệ tiếp nhận trứơc đây, đồng thời cảm ơn sự bố thí tình thương hay công sức của cải của người khác, kỳ thật người khác không chờ mong sự báo ơn của bạn.

Nếu cuộc sống của bạn quá thuận lợi bạn sẹ trở nên nhu nhược, những khó khăn sẽ phát sanh sức mạnh nội tâm của bạn, làm cho bạn có dũng khí đối diện trắc trở. Ai là người làm cho chúng ta có những điểm như vậy? Chắc chắn không phải là bạn thân mà là kẻ thù.

Giai đoạn 3:giúp cho người khác vui

Mang niềm vui đến cho người khác, phát huy tinh thấn vô úy, cho dù khó khăn bao nhiêu cũng cố gắng giúp người khác được vui, và cuối cùng có thể chứng ngộ.

Giai đọan thứ 4: nhận thức khổ đau, học yêu thương người khác

Vứt bỏ tư duy bạn, tôi, anh ấy ;và cũng bỏ đi thái độ lấy mình làm trung tâm.

“Lúc một mũi tên bắn đến, không có thời gian để hỏi tên này do ai bắn, hoặc bắn loại tên như thế nào”. Mà là dùng cùng một sự yêu thương đối đãi với tất cả mọi người.

Họ đều là người, đều đang chịu khổ. Họ và chúng ta đều giống nhau có quyền để hưởng được niềm vui.

Nhìn thấu bản chất của sanh mệnh

Lúc chúng ta không hiểu được bản chất của sanh mệnh, dể mang đến những phiền não, hoặc trạng thái vô minh?

Mọi chuyện đều vô thường nên phải sống trong hiện tại

Do nhân duyên khởi và cũng do nhân duyên diệt cho nên không chấp trước

May mắn không phải là vĩnh cửu nên phải biết tạo phước và biết đủ

Chỉ có nhìn bản chất của thế sự hoại diệt trong từng thời khắc, có như thế thì lúc nó biến hóa ta không cò gì là trở tay không kịp, và đối diện với cái chết cũng không có gì là hoảng hốt lo sợ.

Chúng ta có thể chết bất cứ lúc nào, sanh mạng là vô thường, cho dù chúng ta có thành công bao nhiêu, tiền bạc có nhiều cũng không thể sống mãi. Lúc cái chết đến chúng ta phải xả bỏ mọi thứ. Đúng về phương diện này thì cái chết của người có nhiều tiền và cái chết của cầm thú cò gì đâu khác biệt.

Lúc chúng ta có được hạnh phúc thì nên chia cho người khác một phần như vậy sẽ làm cho cuộc sống càng thêm có ý nghĩa.

Giai đoạn thứ 5: lấy tình yêu làm gốc, phát triễn lòng từ bi

Bất luận là giàu hay nghèo, giàu hay trẻ, mạnh hay yếu đều lấy lương thiện và từ bi mà đối đãi, hy vọng mọi người sớm có được niềm vui.

Làm thế nào để phát hy lòng từ bi?

Xây dựng mối tình cảm thân thương với mọi người hoặc thấu cảm với nỗi khổ của người khác.

Học tâp làm thế nào chế ngự cơn giận ( suy nghĩ xem giá trị và lợi ích của giận hờn là gì, và giá trị lợi ích của từ bi là gì? )

Cố gắng vận dụng kiến thức thường nhật xem nổi giận có tác dụng gì?

Những cơn giận không có giúp ích gì cho đôi bên cả, nỗi giận chỉ làm tổn thương người khác, và tổn thương chính mình mà thôi.

Giai đoạn 6: toàn tâm toàn lực độ mình độ người.

Khi mà từ trong sâu thẳm của cõi lòng bạn xuất hiện tình thương, hy vọng tất cả mọi người cùng nhau hưởng đuợc niềm vui chân thật và lâu dài, đó là tình yêu rộng khắp.

 Cảm giác như từ bi tự nhiên xuất hiện, mong muốn vì mọi người dứt trừ tất cả khổ đau. Đó là lòng từ của bạn đạt đến viên mãn, gọi là đại từ đại bi.

Giai đoạn 7: mong cầu chứng ngộ lợi tha

Mục đích cuối cùng là giúp đở tất cả mọi người

Trước hết chúng ta nên hiểu bản tính và định hướng của họ, đồng thời phải có đủ tri thức tình yêu theo phương pháp tu hành.

Hướng dẫn họ, vì sao phải tu tập tình thương của tu hành,và bắt đầu từ hiện tại nên lọai bỏ đi những hành vi nào? Tập luyện, hướng dẫn các hành vi của thân khẩu ý sao cho mỗi ngày thêm nhiều lợi ích đó là phát triễn tình yêu sâu xa và tình cảm chân thật nhất.

Như vậy là đã định vị mối quan hệ mới của mình và người khác, đồng thời cũng là làm cho sanh mạng có thêm nhiều ý nghĩa mới.

Tác giả: Đạt Lai Lạt Ma   (St)

Ý kiến phản hồi

Gửi Phản hồi


V . Quê Hương Việt Nam q Bước đầu học Phật