Hoan Hỷ Là Nền Tảng Của Sự Khôn Ngoan

Cập nhật: 10-06-2018 03:45:06 | Văn hóa Phật Giáo | Lượt xem: 1920

Trong Phật giáo, Hỷ là một trong Tứ Vô Lượng Tâm (Brahma-vihara), bốn phẩm chất cao quý của bậc Thánh.

Tâm hoan hỷ có nghĩa là tâm vui mừng hân hoan, hạnh phúc, không ích kỷ khi làm một việc gì đó hoặc khi cảm nhận sự thành công của người khác.

Trong Phật giáo, Hỷ là một trong Tứ Vô Lượng Tâm (Brahma-vihara), bốn phẩm chất cao quý của bậc Thánh.

Hoan Hỷ Là Gì?

Hoan hỷ (tiếng Phạn: mudita) thường được giải thích bằng cách so sánh nó với niềm vui và sự hài lòng mà cha mẹ nhận được khi thấy con mình lớn lên và thành công trong cuộc sống.

Cha mẹ đã bỏ ra rất nhiều thời gian và công sức cho con cái, những hành động đó xuất phát từ niềm mong muốn, yêu thương chứ không phải bị bắt buộc. Họ hạnh phúc khi bỏ công sức để nuôi dưỡng và dạy dỗ con cái.

Điều này có nghĩa là người có tâm hoan hỷ sẽ vui sướng khi được làm một việc gì đó, giúp đỡ một ai đó hoặc chứng kiến sự thành công của một người, một tổ chức mà mình có hoặc không đóng góp công sức vào đó. Những người có tâm hỷ thích làm điều tốt vì lợi ích của nhiều người. Tất nhiên, “nhiều người” ở đây cũng bao gồm chính họ, rất khó để hoan hỷ làm cái gì đó gây hại cho mình.

Cách Nuôi Dưỡng Tâm Hoan Hỷ

Hãy chiêm ngưỡng sự vui vẻ này với sự đánh giá cao và để nó lấp đầy bạn. Khi trạng thái của niềm vui đồng cảm này mạnh mẽ, hãy hướng nó đến một người thân yêu, một người trung lập, và cuối cùng là một người gây khó chịu cho chúng ta.”

Giai đoạn tiếp theo là phát triển tính công bằng giữa bốn người – người thân, người trung lập, kẻ thù và bản thân mình. Và sau đó, tâm hoan hỷ sẽ được mở rộng để đón nhận tất cả chúng sinh.

Hoan Hỷ Giúp Đẩy Lùi Sự Nhàm Chán

Hoan hỷ cũng được cho là thuốc giải độc cho sự thờ ơ và chán nản. Các nhà tâm lý xác định sự nhàm chán xuất hiện khi chúng ta không có khả năng kết nối với một ai đó hoặc một hoạt động nào đó.

Điều này có thể là do chúng ta buộc phải làm điều gì đó mà chúng ta không thích, hoặc vì lý do nào đó mà chúng ta dường như không thể tập trung vào những gì chúng ta phải làm.

Một việc phải làm và thích làm rất khác nhau, và khi chúng ta thực hiện công việc mà mình không hứng thú, nó sẽ khiến chúng ta cảm thấy mệt mõi và chán nản.

Hoan Hỷ Là Nền Tảng Của Sự Khôn Ngoan

Trong quá trình nuôi dưỡng và phát triển tâm hoan hỷ, chúng ta đánh giá cao người khác như những sinh vật hoàn chỉnh và phức tạp, không phải là nhân vật trong vở kịch cá nhân của chúng ta. Theo cách này, hoan hỷ là nền tảng vững chắc để các phẩm chất cao quý khác phát triển, và là một trong những yếu tố không thể thiếu để đạt giác ngộ.

Thông qua cuộc đời Đức Phật chúng ta thấy rằng, việc tu tập để giác ngộ giải thoát không đòi hỏi chúng ta phải tách biệt khỏi thế giới. Mặc dù một số người thích lui về ở những nơi yên tĩnh để chiêm nghiệm và hành thiền, nhưng xã hội là nơi phù hợp nhất để thực hành và là thước đo chuẩn xác cho sự tu tập của chúng ta.

Trong cuộc sống, trong các mối quan hệ và những thách thức của xã hội sẽ cho chúng ta biết chúng ta đang ở đâu trên con đường giác ngộ.

Các giáo lý Phật giáo cho chúng ta biết rằng, thực hành nuôi dưỡng tâm hoan hỷ sẽ tạo ra một trạng thái tinh thần thanh thản, tự do, không sợ hãi và là tiền đề cho cái nhìn sâu sắc. Bằng cách này, tâm hỷ là một sự chuẩn bị quan trọng để đạt giác ngộ.

(Tổng hợp)

Ý kiến phản hồi

Gửi Phản hồi


V . Quê Hương Việt Nam q Bước đầu học Phật