CÙNG TÌM HIỂU VỀ AN CƯ, TRƯỜNG HẠ.

Cập nhật: 30-05-2018 01:40:35 | Thư viện | Lượt xem: 2333

An cư là một trong các pháp chế trọng yếu để giúp người tu sĩ có thời gian thúc liễm thân tâm, trau dồi đạo nghiệp trong đời sống tu hành của Tăng Đoàn Phật giáo Việt Nam.

Đến mùa an cư, chư Tăng Ni khắp nơi phải thu xếp mọi công việc ở chùa mình, cùng vân tập về địa điểm qui định để nhập chúng an cư. Pháp chế An Cư tu học, nếu được đại chúng thực hành đúng mức, dưới sự lãnh đạo của các bậc đạo cao đức trọng với tinh thần lục hòa hợp thanh tịnh của Tăng già, giúp cho mỗi hành giả an lạc, hạnh phúc ngay trong giờ phút hiện tại.

An cư là một trong các pháp chế trọng yếu để giúp người tu sĩ có thời gian thúc liễm thân tâm, trau dồi đạo nghiệp trong đời sống tu hành của Tăng Đoàn Phật giáo Việt Nam.

Chữ cư nghĩa là ở, chữ an nghĩa là yên, tức là mọi hành giả thân thì không đi ra khỏi trường hạ, tâm thì chuyên cần theo thời khóa tu học, nương nhờ sự chỉ dạy của bậc đạo cao đức trọng. Chính vì vậy, “an cư”là ở yên một chỗ, chuyên cần tu học, giữ cho thân tâm, thanh tịnh, tĩnh lặng và sáng suốt không bị các duyên trần sai sử. Để giúp cho mỗi hành giả an cư thật sự có lợi ích trong tu học, cần có những quy tắc sau:

1-Khi nghe hiệu lệnh nên có mặt tại địa điểm sinh hoạt cần thiết như Chánh điện, Trai đường, lớp học, niệm Phật và ngồi thiền v.v....

2-Có duyên sự ra khỏi đại giới trường, phải tác bạch giữa đại chúng, nêu rõ lý do.

3-Tiếp khách xin mời vào nhà khách và không tiếp khách trong giờ tu học của Trường Hạ.

4-Tham dự tất cả những buổi tụng kinh, tọa thiền, học giáo lý.

5-Có việc gì cần, xin liên lạc ban lãnh chúng Trường Hạ.

6-Để giữ gìn sức khỏe chung, sau giờ chỉ tịnh xin đại chúng giữ im lặng và nghỉ ngơi trong chánh niệm.

7-Ban lãnh chúng trường hạ có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, nhắc nhỡ và làm bậc mô phạm gương mẫu trong các thời khóa nghi lễ mà trường hạ đã đề ra. Muốn cho mọi hành giả học hỏi và tiến tu, trau giồi giới đức thanh tịnh đức Phật vì lòng từ bi chế ra sáu pháp lục hòa kính.

Lục hòa là sáu phương pháp cư xử hòa hợp, thanh tịnh, trong đời sống tập thể, mỗi hành giả an cư cần phải thấu triệt như sau:

Lục là 6, hòa là hòa thuận, vui vẻ với nhau trong mọi công việc của cuộc sống. Lục hòa là sáu phương pháp thể hiện nhân cách sống một con người có đạo đức, đem lại sự hòa thuận, yêu thương, đùm bọc giúp đỡ và chia sẻ cho nhau, từ vật chất đến tinh thần, từ lời nói cho đến mọi việc làm trong cuộc sống.

Hòa ở đây với mục đích cao đẹp, lợi ích cho mình và người khác, chứ không phải thụ động nhu nhược, cũng không phải dùng thủ đoạn để âm thầm giành phần hơn về mình.

Sinh hoạt chung một đoàn thể nếu không hòa thuận thì đơn vị đó trước sau gì cũng tan rã, bởi gì không có sự hợp nhất và cảm thông cho nhau. Thế cho nên, chúng ta biết áp dụng tinh thần lục hòa vào trong đời sống hằng ngày, thì con người biết thương yêu đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau bằng tình người trong cuộc sống. Hòa thuận là yếu tố quan trọng hơn hết trong mọi công việc, mọi tổ chức đoàn thể.

1-Thân hòa đồng trụ (thân hòa cùng ở chung): Nghĩa là  cùng ở chung với nhau dưới một mái nhà, trong một phạm vi, một tổ chức, sống hoà thuận, thương yêu đùm bọc giúp đỡ và san sẻ cho nhau, để làm tròn trách nhiệm công việc được phân công.

2- Khẩu hoà vô tránh (lời nói hòa hợp không tranh cãi): sống không cãi nhau nhưng có quyền góp ý xây dựng với tinh thần hòa hợp cùng nhau học hỏi, không nói với nhau những lời gây chia rẽ bất hòa mà cần phải nói với nhau những lời vui vẻ, dịu dàng, hòa nhã, từ ái.

3-Ý hoà đồng duyệt (ý hòa cùng vui): tâm ý luôn hoan hỷ vui vẻ với nhau, biết thông cảm với những suy nghĩ của người khác, không sanh tâm đố kỵ, kiêu ngạo, chỉ trích và phê phán

4- Giới hoà đồng tu (giới hòa cùng tu tập): Cùng nhau sống dưới một môi trường và đoàn thể, chúng ta phải biết tôn trọng và thực hành những giới pháp đã được chỉ dạy và tuân thủ quy định chung.

5-Kiến hoà đồng giải (thấy biết giải bày cho nhau hiểu): cùng chia sẻ hiểu biết cho nhau, cùng nhau góp ý xây dựng về quan điểm, cách nghĩ, cách làm, tất cả đều đặt trên cơ sở và nền tảng vì lợi ích chung cho mọi người.

6-Lợi hoà đồng quân (lợi hòa cùng chia): Cùng sống chung với nhau dưới một môi trường, ta phải chia đều cho nhau về vật chất, của cải, đồ dùng theo thứ bậc lớn nhỏ, không được lạm dụng quyền hạn của mình để làm của riêng.        

“Vui thay hòa hợp tăng già

Lành thay bốn chúng cùng nhau tu hành’’.

(Tổng hợp)

Ý kiến phản hồi

Gửi Phản hồi


V . Quê Hương Việt Nam q Bước đầu học Phật