Sài Gòn và những Ngôi Chùa Nổi Danh

Cập nhật: 23-03-2018 03:55:34 | Miền Nam | Lượt xem: 1096

Nhắc đến chùa Vĩnh Nghiêm thì không ai ở Sài Gòn lại không biết đến ngôi chùa này. Ngôi chùa có lưu giữ tòa bảo tháp với 7 tầng cao 14 mét và được khánh thành vào năm 2003. Tháp được xây dựng một cách công phu từ những bước trạm trỗ, cho đến hoa văn, điêu khắc… đều theo phong cách thời Lý – Trần. Là ngôi chùa có tòa bảo tháp đá cao và công phu nhất ở Việt Nam.

Ngôi chùa lâu đời nhất chùa Giác Lâm.

Chùa Giác Lâm được xây dựng vào năm 1744 là một trong những ngôi chùa có mặt sớm nhất trên đất Gia Định và được lưu giữ mãi cho đến ngày nay. Ngôi chùa được xây dựng bởi cư sĩ Lý Thụy Long người Minh Hương.

D:\WEBSITE\giác lam.jpg

Ngôi chùa được xây dựng theo lối kiến trúc Nam Bộ, mặt bằng tổng thể của ngôi chùa có hình tam giác gồm 98 cột chống đỡ và 113 pho tượng được bài trí trong phòng được làm từ nhiều chất liệu khác nhau.

Ngôi chùa chứa đựng nhiều tư liệu quý báu về văn hóa, lịch sử, kiến trúc, đồ thờ cổ, câu đối, hoành phi… và đặc biệt phải kể đến bộ tượng Thập Bát La Hán. Điều đáng nói chính là ngôi chùa được trang trí bởi 7.500 chiếc đĩa kiểu cẩn dọc theo hai mặt tường của Tây Đường, điện Phật, tháp Tổ, nóc mái…



 

Ngôi chùa có tháp đá cao và công phu nhất ở Việt Nam chùa Vĩnh Nghiêm.

 

Nhắc đến chùa Vĩnh Nghiêm thì không ai ở Sài Gòn lại không biết đến ngôi chùa này. Ngôi chùa có lưu giữ tòa bảo tháp với 7 tầng cao 14 mét và được khánh thành vào năm 2003. Tháp được xây dựng một cách công phu từ những bước trạm trỗ, cho đến hoa văn, điêu khắc… đều theo phong cách thời Lý – Trần. Là ngôi chùa có tòa bảo tháp đá cao và công phu nhất ở Việt Nam.

D:\WEBSITE\Chùa-Vĩnh-Nghiêm.jpg

Chùa Vĩnh Nghiêm tọa lạc tại 339 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 7, quận 3, Tp.HCM rất thuận tiện để du người hành hương phật giáo thập phương sở hữu kỷ lục: Tháp đá cao và công phu nhất.

Ngôi tháp đá 7 tầng, cao 14m, trọng lượng khoảng 180 tấn, được đặt tên Vĩnh Nghiêm tháp, toạ lạc trong khuôn viên chùa Vĩnh Nghiêm (339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 3, Tp.HCM) được khánh thành ngày 27/12/2003, thờ cố Hòa thượng Thích Thanh Kiểm. Tòa thạch tháp được phủ kín hoa văn, họa tiết, điêu khắc 1 cặp rồng lớn, 27 cặp rồng nhỏ, những cánh phượng uốn mình, lá sen, hoa sen, lá đề, câu đối, sóng nước, câu chú…Bao quanh tháp là dãy lan can hình vuông với nhiều mẫu hoa văn: chữ Thọ, hình rồng và khánh tượng trưng cho sự trường tồn, linh nghiêm và tỉnh giác trong đạo Phật.

D:\WEBSITE\vinh-nghiem-niem-vui-con-do.jpg

Tòa thạch tháp của ngôi chùa nổi tiếng này được phủ kín hoa văn, họa tiết, điêu khắc 1 cặp rồng lớn, 27 cặp rồng nhỏ, những cánh phượng uốn mình, lá sen, hoa sen, lá đề, câu đối, sóng nước, câu chú…Bao quanh tháp là dãy lan can hình vuông với nhiều mẫu hoa văn. Ở lầu chính, điện Phật được bài trí tôn nghiêm, thờ Thích Ca Tam Tôn. Sau điện Phật là điện Địa tạng. Tháp Quán Âm được xây bên trái chùa có 7 tầng mái, cao 35m; bên trong tháp, mỗi tầng có bàn thờ Bồ tát Quán Thế Âm. Hòa thượng Thích Tâm Giác trụ trì đầu tiên. Hòa thượng Thích Thanh Kiểm kế tục trụ trì từ năm 1973 đến năm 2000.

Chùa Vĩnh Nghiêm là một ngôi chùa mới được xây dựng gần đây nhưng đáng được kể là một công trình kiến trúc Phật giáo độc đáo của Thành phố.








 

Nổi tiếng với khóa tu mùa hè dành cho giới trẻ chùa Hoằng Pháp.

 

D:\WEBSITE\hoang phap.jpg

Ngôi chùa này thu hút rất nhiều tín đồ Phật giáo đến tham quan và tham gia các khóa tu Phật vào mùa hè. Khóa tu chỉ kéo dài trong vòng 7 ngày và nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình từ giới trẻ.

Trong 7 ngày này bạn sẽ học cách tự chăm sóc bản thân, biết yêu thương giúp đỡ người khác, biết được rằng những vấp ngã trong cuộc sống là điều bình thường và phải biết trải qua. Trong 7 ngày bạn sẽ hoàn toàn không dính dáng đến công nghệ, thiết bị điện tử, gia đình, hoàn toàn tĩnh tâm trong khóa tu.

Đây là một khóa học rất bổ ích được nhiều phụ huynh tin tưởng, bạn sẽ học được cách cân bằng giữa đời sống vật chất và tinh thần, tìm hiểu những giá trị của đời sống. Những bài học Phật pháp tưởng chừng như khô khan lại trở nên sinh động đến bất ngờ dưới sự dẫn dắt của các sư thầy.

 

Chùa nổi tiếng Xá Lợi – Chùa có tháp chuông cao nhất Việt Nam

Chùa nổi tiếng Xá Lợi không chỉ được biết đến với kiến trúc và cảnh quan tuyệt đẹp mà còn khá nổi tiếng với những dấu chứng lịch sử về cuộc đấu tranh của Phật tử chống lại chế độ độc tài Ngô Đình Diệm kỳ thị và đàn áp tôn giáo.

Tầng cao nhất có treo một đại hồng chuông nặng 2 tấn, với tiếng chuông ngân nổi tiếng, từng được nhiều thế hệ biết đến qua bài vọng cổ “Tiếng chuông chùa Xá Lợi” do soạn giả Viễn Châu sáng tác.

D:\WEBSITE\Xá-Lợi.jpg

Chùa nổi tiếng được xây dựng để thờ xá lợi Phật tổ nên được đặt tên là chùa Xá Lợi. Chùa Xá Lợi là ngôi chùa đầu tiên của thành phố được xây dựng theo lối kiến trúc mới, trên là bái đường, phía dưới là giảng đường.

Chùa là nơi có tháp chuông cao nhất Việt Nam gồm 7 tầng, cao 32 m, khánh thành năm 1961.

Địa chỉ: 89 Bà Huyện Thanh Quan, P. 7, Q. 3, TPHCM.





 

Chùa Nam thiên đệ nhất trụ

Ngoài Chùa nổi tiếng Một Cột cực kì nổi tiếng ở Hà Nội, TP HCM cũng có một nơi tương tự. Đó chính là “Nam Thiên nhất trụ” gọi nôm na là chùa Một Cột ở miền Nam, do hòa thượng Thích Trí Dũng dựng vào năm 1958 và hoàn tất vào năm 1977.

D:\WEBSITE\Nam-thiên-đệ-nhất-trụ.jpg

Chùa Nam Thiên Nhất Trụ tuân thủ khuôn mẫu Thăng Long nhất trụ (Chùa Một Cột ở Hà Nội) nhưng thấp và nhỏ hơn. Nhìn từ cổng tam quan, Nam Thiên Nhất Trụ được dựng giữa lòng hồ Long Nhãn, với hoa sen dập dìu trên sóng nước, vừa tạo nét gần gũi tinh khiết, vừa tạo nên không gian thanh tịnh.

Ngoài ra, đến đây bạn còn được chiêm bái tượng Đức Địa Tạng nặng 61 kg được đúc bằng kim loại quý.

Địa chỉ: 511 Đặng Văn Bi, P. Bình Thọ, Q. Thủ Đức, TP.HCM.

 

Chùa –  Giác Viên

Ngôi chùa nổi tiếng này cũng nằm trên đường Lạc Long Quân, lịch sử chùa Giác Viên (còn có tên là chùa Hố Đất) gắn liền với tổ đình Giác Lâm. Vị trí của chùa là nơi để gỗ trùng tu chùa Giác Lâm (năm 1798), ban đầu là am nhỏ, sau đó vài năm thì được xây thành chùa.

Ngôi chùa nổi tiếng Giác Viên cũng là chùa cổ nổi tiếng tại TP.HCM, mang kiến trúc tương tự Giác Lâm, với Phật điện giữa chùa, hai bên là hai dãy nhà. Như những ngôi chùa lớn khác, khuôn viên chùa cũng có những dãy nhà phụ làm lớp học, trai đường, nhà bếp…

 

D:\WEBSITE\Chùa-Giác-Viên.jpg

Ngôi chùa nổi tiếng có 153 pho tượng, đa số bằng gỗ, vì là chùa cổ nên những tượng này cũng có lịch sử lâu đời, được xem là tương chân dung sớm ở Nam Bộ. Ngoài ra còn 57 bao lam (cửa võng) và 60 bức phù điêu, hầu hết đều là cổ vật quý.

 

Chùa Thiên Hậu

 

Ngôi chùa nổi tiếng này tọa lạc trên đường Nguyễn Trãi, chùa Bà Thiên Hậu (còn được gọi là chùa Bà Chợ Lớn) là một trong những ngôi chùa có lịch sử lâu đời nhất của người Hoa ở TP.HCM, được khởi công xây dựng từ khoảng năm 1760

D:\WEBSITE\Chùa-Bà-Thiên-Hậu.jpg

Chùa Bà Thiên Hậu mang đậm kiến trúc đặc trưng của người Hoa, được xây theo hình ấn, với 4 ngôi nhà liên kết nhau. Trải qua nhiều lần trùng tu, chùa vẫn giữ được kiến trúc này, từ thiết kế bên ngoài cho đến bài trí bên trong.

Là ngôi chùa cổ nổi tiếng nhất tại quận 5, chùa Bà Thiên Hậu hàng ngày vẫn đón tiếp người đến cúng lễ khá đông. Nhất là vào các ngày mùng một và rằm hàng tháng, các ngày lễ Tết trong năm của người Hoa như Tết Nguyên đán, Tết Nguyên tiêu, Tết Đoan Ngọ…

Lễ hội lớn nhất của chùa là lễ vía bà Thiên Hậu (23 tháng 3 Âm lịch) hàng năm, thu hút không chỉ người Hoa, người Việt ở TP.HCM mà còn ở các tỉnh về dự.

 

Chùa Long Huê – Ngôi Chùa Cổ Sài Gòn

Chùa Long Huê tọa lạc ở số 131/27 đường Nguyễn Thái Sơn, phường 7, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.

Chùa Long Huê, theo tấm bảng bằng gỗ do ông Thiện Ngọc khắc ghi vào năm 1912 còn lưu giữ thì chùa do Thiền sư Đạo Thông, người Quảng Nam, vào xã Cai Hạt lập một am nhỏ để tu hành vào năm 1798. Chùa Long Huê đã được vua Gia Long ban tấm biển “Sắc tứ Long Huê Tự”. Dưới đời Vua Thành Thái, Hòa thượng Từ Huệ đã tổ chức trùng kiến ngôi chùa trang nghiêm.

Chùa Long Huê được đại trùng tu vào năm 1966, 1972. Chánh điện được bài trí tôn nghiêm. Ở đây có bộ tượng cổ Di Đà Tam Tôn bằng gỗ và Đại hồng chung nặng hơn 1000kg, cao 1,70m, được đúc ở chùa vào năm 1987. Chua Long Hue còn giữ một con dấu bằng ngà, mặt trên có chạm hình kỳ lân, mặt dấu khắc 4 chữ triện “Phật Pháp Tăng Bảo” (1871).

D:\WEBSITE\Chùa-Long-Huê.jpg

Sách Danh mục tự viện, tịnh xá, tịnh thất, niệm Phật đường Thành phố Hồ Chí Minh của Thành hội Phật giáo TP. HCM cho biết chư vị trụ trì tiền nhiệm là Thiền sư Đạo Thông, HT Thích Từ Huệ, TT Thích Bổn Viên. ĐĐ Thích Nhật Hiếu trụ trì hiện nay.

Ngày 23 tháng 2 âm lịch, chùa tổ chức giỗ chư Tổ khai sơn.

Đây là ngôi chùa cổ nổi tiếng ở thành phố Hồ Chí Minh.

 

Ý kiến phản hồi

Gửi Phản hồi


V . Quê Hương Việt Nam q Bước đầu học Phật