Chùa Thiên Mụ Tại Cố Đô Huế

Cập nhật: 23-03-2018 03:05:13 | Miền Trung | Lượt xem: 2662

Chùa Thiên Mụ gắn liền với một câu chuyện từ xa xưa ! Tương truyền quá trình xây dựng chùa với nhiều nguyên nhân nhưng được nhắc đến nhiều nhất chính là khi chúa Nguyễn Hoàng đang đi tìm đất để định đô, đến khu vực ngọn đồi bên cạnh dòng Hương này thì gặp một bà lão tóc bạc trắng. Chúa hỏi thăm đường bà lão, lúc đó bà lão đưa cho chúa một nén hương và dặn rằng : “Ngươi nãy cầm nén hương này xuôi theo dòng sông, đến nơi nào mà nén hương này cháy hết, thì nơi đó chính là nơi mà ngươi đang cần đến”.

Chùa ở Huế nổi tiếng bởi kiến trúc độc đáo, cảnh đẹp in sâu vào lòng người, những nơi ấy còn lưu giữ những di tích lâu đời, là cội nguồn của văn hóa và tâm linh đặc sắc.

Hiện nay ở Huế có hơn 300 chùa và niệm Phật đường quy mô lớn nhỏ, trong đó là những công trình cổ kính hàng trăm năm như Chùa Thiên Mụ, Từ Đàm, Báo Quốc, Từ Hiếu, Quốc Ân,Trúc Lâm, Thiền Tôn, Trà Am, Vạn Phước,… Trong đó nổi tiếng nhất phải kể đến chùa Thiên Mụ – Một biểu tượng đỉnh cao của Phật giáo cố đô Huế.

Chùa Thiên Mụ gắn liền với một câu chuyện từ xa xưa ! Tương truyền quá trình xây dựng chùa với nhiều nguyên nhân nhưng được nhắc đến nhiều nhất chính là khi chúa Nguyễn Hoàng đang đi tìm đất để định đô, đến khu vực ngọn đồi bên cạnh dòng Hương này thì gặp một bà lão tóc bạc trắng. Chúa hỏi thăm đường bà lão, lúc đó bà lão đưa cho chúa một nén hương và dặn rằng : “Ngươi nãy cầm nén hương này xuôi theo dòng sông, đến nơi nào mà nén hương này cháy hết, thì nơi đó chính là nơi mà ngươi đang cần đến”.

D:\WEBSITE\Chua TM.jpg

Chúa Nguyễn Hoàng nghe lời và cụ bèn dừng lại ở đó, thành lập nên vương triều nhà nguyễn kéo dài hơn 2 thế kỷ, trải qua 13 triều đại, được xem là một trong những triều đại dài nhất trong lịch sử Việt Nam. Chúa nhớ ơn bà lão dẫn đường cho mình nên đã xây dựng một ngôi chùa tại địa điểm mà chúa đã gặp bà lão để thờ và cái tên chùa Thiên Mụ cũng từ đó mà ra.

D:\WEBSITE\L.jpg

Tuy nhiên đây chỉ là yếu tố tâm linh mà thôi nhưng thực sự thực tế thì nơi đây đã từng tồn tại một ngôi chùa của người Chàm – di tích được nhắc đến trong sách Ô châu cận lục của Dương Văn An vào năm 1553. Nhưng phải đến năm 1601 với quyết định của chúa Nguyễn Hoàng, chùa mới chính thức được xây dựng. Việc xây chùa của chúa Nguyễn Hoàng cũng gắn liền với một truyền thuyết khác.

D:\WEBSITE\Hue-Nha.jpg

Lại là một câu chuyện truyền thuyết khác vềchùa Thiên Mụ như là tại đồi Hà Khê rất thiêng, khoảng đời nhà Đường có viên đại tướng tên là Cao Biền từng đi khắp các nơi núi non sông biển nước ta xem nơi nào có khí linh thiêng thì tìm cách yểm đi. Cao Biền thấy trên đồi Hà Khê có khí thiêng, bèn đào sau chân đồi để cách mạch đi, khiến cho linh thiêng về sau không cư tụ được. Đêm hôm đó bỗng có một người đàn bà thể sắc trông thì còn trẻ nhưng mái tóc bạc phơ, mình vận áo đỏ ngồi dưới chân đồi than vãn, rồi cất tiếng nói to: “Đời sau nếu có bậc quốc chủ muốn bồi đắp mạch núi để làm mạch cho Nam triều thì nên lập chùa thờ Phật, thỉnh cầu linh khí trở về nơi núi này để phúc dân giúp nước, tất không có gì phải lo”. Người đàn bà ấy nói xong biến mất. Từ đó gò đất được gọi là núi Thiên Mụ.

 

Tháp Phước Duyên – Biểu tượng gắn liền chùa Thiên Mụ

 

D:\WEBSITE\Thap.jpg

D:\WEBSITE\Ll.jpg

 

Tháp Phước Duyên là một biểu tượng nổi tiếng gắn liền với ngôi chùa nổi tiếng ở Huế này. Tháp cao 21m, gồm bảy tầng, được xây dựng ở phía trước chùa. Mỗi tầng tháp đều có thờ tượng Phật. Bên trong có cầu thang hình xoắn ốc dẫn lên tầng trên cùng, nơi trước đây có thờ tượng Phật bằng vàng. Phía trước tháp là đình Hương Nguyện. Chùa Thiên Mụ hiện có hai quả chuông. Một quả chuông được đúc vào năm Canh Dần (1710) đặt trong một ngôi nhà bát giác phía bên phải tháp Phước Duyên (nhìn từ trong ra).

D:\WEBSITE\n.jpg

Chuông cao 2,50m, đường kính miệng 1,40m, cân nặng 3.285 cân (tương đương 1.986 kg). Trên chuông có khắc bài minh của chúa Nguyễn Phúc Chu “chú nguyện mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an”. Chuông này hiện nay chỉ được đặt như một pháp khí của chùa mà không đánh. Còn chiếc chuông đang làm nhiệm vụ giữ nhịp thời gian của “tiếng chuông Thiên Mụ” hiện nay được đúc vào năm Gia Long thứ 14 (1815), đặt trên lầu chuông bên trái cổng Tam Quan, để đi vào điện Đại Hùng.

 

Ý kiến phản hồi

Gửi Phản hồi


V . Quê Hương Việt Nam q Bước đầu học Phật