Đẹp Tựa Cõi Thiên Thai những ngôi Chùa Nổi Tiếng Đà Nẵng.

Cập nhật: 03-05-2018 02:26:44 | Miền Trung | Lượt xem: 2362

Với không gian huyền ảo thơ mộng, hang động,cỏ cây và tiếng chuông Chùa sóng vỗ - cách không xa trung tâm thành phố, Ngũ Hành Sơn từ lâu đã thật sự là một cõi thiên thai.

Trước đây, hang động và chùa chiền tại Non Nước – Ngũ Hành Sơn nói riêng và các chùa ở Đà Nẵng cũng đã từng là nơi dân chúng thường đến làm lễ “ăn thề” hoặc “cầu tự “. Trong các hang động, người ta vừa thờ các vị thần của người Chiêm, thờ Thiên Y A Na Chúa Ngọc, Ngọc Hoàng Thượng Đế, Thái Thượng Lão Quân, Tam Thanh, vừa thờ Phật .v.v…Còn trong các chùa người ta chỉ thờ “tiền Phật, hậu Tổ” chứ không kết hợp với việc thờ các vị thần tự nhiên như “tiền Phật, hậu Thần”, “tiền Phật, hậu thánh hoặc” tiền Phật, hậu Mẫu. Các chùa ở Đà Nẵng đều theo phái Đại Thừa nên không chỉ thờ riêng Đức Phật Thích Ca mà còn thờ các vị Phật khác, các nhà tu hành ở đây không mặc đồ màu vàng mà mặc đồ màu nâu hoặc màu lam. Sắc phục màu vàng chỉ dùng khi làm lễ.

Các chùa ở Đà Nẵng đã từng được công nhận là quốc tự, tại đây cũng đã có quốc sư và tăng cang. Chùa Non Nước ngày nay được trùng tu sửa chữa lại, dần dần trở thành một điểm du lịch Đà Nẵng thú vị, là địa điểm hành hương của người dân địa phương và các nơi khác về tụ hội cầu an vào những dịp lễ.

Đà Nẵng, nơi núi non hữu tình, nơi đất và trời hòa quyện, nơi con người thân thiện văn minh, và còn là nơi gửi gắm những cảm xúc tuyệt đẹp và rồi tâm hồn ta thanh thản, tìm về cõi bình yên nhất với những ngôi chùa nổi tiếng của miền Trung.

Chùa Tam Thai – Quốc tự và di tích Phật giáo

Chùa Tam Thai nằm trên ngọn Thủy Sơn thuộc danh thắng Ngũ Hành Sơn. Đây là một ngôi chùa cổ (xây dựng năm 1930), được xem là quốc tự và di tích Phật giáo. Chùa nổi tiếng Đà Nẵng này nằm trên đỉnh Hòn Thuỷ – nơi có khối đá dựng đứng nằm trên một dãy đất hình thuẫn ở về phía Bắc nhóm nũi Ngũ Hành, trên đỉnh Hòn Thuỷ có ba ngọn nằm ở thế ba tầng giống như sao Tam Thai nên chùa có tên chùa Tam Thai. Chùa Tam Thai có 3 tầng: Tầng thứ nhất ở về phía Bắc gọi là Thượng Thai. Tầng thứ hai ở về phía Nam gọi là Trung Thai. Tầng thứ ba ở về phía Đông gọi là Hạ Thai. Tổng thể chùa được xây dựng theo hình chữ “Vương” (Hán tự) với nhiều đường nét mang tính thẩm mỹ cao. Đây là di sản hiếm quý đặc trưng cho kiến trúc đình chùa thời nhà Nguyễn.

Phía Bắc sân chùa nổi tiếng Đà Nẵng này trước kia là hành cung có tên Đông Thiên Phước, nơi vua ngồi nghỉ mỗi khi viếng cảnh chùa. Cạnh chùa còn có tháp Phổ Đông, chùa Từ Lâm, Vọng Giang Đài (đài ngắm sông). Đứng trên Vọng Giang Đài, du khách nhìn rõ bao quát cả một vùng rộng lớn gồm xóm làng, đồng ruộng bao la, bát ngát, với những con sông như Trường Giang, Cẩm Lệ lượn quanh, còn xa nữa là dãy Trường Sơn trùng điệp luôn ẩn mình trong mây mờ. Phía trái chùa Tam Thai là động Huyền Không, bên trong động không khí mát lạnh vì khoảng không gian khá rộng, cao. Kề bên động Huyền Không là động Linh Nham, động Tàng Nhơn và chùa Linh Ứng.

Hòn Thuỷ – nơi có khối đá dựng đứng nằm trên một dãy đất hình thuẫn ở về phía Bắc nhóm nũi Ngũ Hành, trên đỉnh Hòn Thuỷ có ba ngọn nằm ở thế ba tầng giống như sao Tam Thai nên chùa có tên chùa Tam Thai. Chùa Tam Thai có 3 tầng: Tầng thứ nhất ở về phía Bắc gọi là Thượng Thai. Tầng thứ hai ở về phía Nam gọi là Trung Thai. Tầng thứ ba ở về phía Đông gọi là Hạ Thai. Tổng thể chùa được xây dựng theo hình chữ “Vương” (Hán tự) với nhiều đường nét mang tính thẩm mỹ cao. Đây là di sản hiếm quý đặc trưng cho kiến trúc đình chùa thời nhà Nguyễn.

Chùa Phổ Đà

Chùa được xây vào năm Bính Thìn 1915, trên một vùng đất hoang vu thuộc xã Bình Thuận, nay là số 340 đường Phan Châu Trinh, phường Bình Thuận, quận Hải Châu. Ngôi chùa đã trải qua hai đời trụ trì, trong đó hòa thượng Thích Tôn Thắng (từ buổi sơ khai đến năm 1976 thì viên tịch) và hòa thượng Thích Từ Mẫn (đệ tử) trên cương vị là trụ trì từ thời điểm đó đến ngày nay.

Năm 1933, hòa thượng Thích Tôn Thắng khởi xướng thành lập Phật học đường tại Đà Nẵng để đào tạo Tăng tài bằng cách kiến thiết ngôi chùa Phổ Thiên thành một chốn thiền môn khang trang hơn so với lúc ban đầu làm cơ sở cho Hội Phật học Đà thành.

Chùa Quán Thế Âm Cổ Kính Tại Thành Phố Đà Nẵng

Chùa Quán Thế Âm được thành lập vào năm 1957, tọa lạc tại chân núi Kim Sơn, một trong năm ngọn Ngũ Hành Sơn, là nơi danh lam thắng cảnh của đất nước. Đặc biệt nơi đây được gọi là Thánh Địa Phật Giáo, vì hầu hết trên năm ngọn Ngũ Hành Sơn đều có chùa chiềng cổ kính hoặc tân tạo. Hệ thống hang động thiên nhiên kỳ vĩ, biển rộng sông dài, mái chùa hoặc ẩn mình trong hang cốc hoặc cheo leo trên sườn vai của núi hoặc uy nghiêm tọa lạc bên núi vững vàng, sương giáng mây vờn, tàng cây tươi mát, chim hót lừng vang. Phía Đông biển xa vời vợi, bãi cát trãi dài. Phía Tây Trường Giang lượn khúc, sông sen thơm lừng, đồng quê yên ả.

Chùa Quán Thế Âm tọa lạc tại địa chỉ 48 Sư Vạn Hạnh, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng, trụ trì chùa hiện nay là Đại đức Thích Huệ Vinh, cảnh quan chùa rộng rãi, nhiều công trình được xây dựng như tượng đồng Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Âm rất đặc sắc, hội trường, tăng xá… thuận lợi cho việc tu tập và sinh hoạt, số tăng chúng tu học tại chùa gồm 40 vị, có các đạo tràng tu học – tương tế – từ thiện – văn nghệ, thư họa .

Đến nơi này, ngôi chùa thiêng mang giá trị tâm linh hoàn mỹ, cảnh đẹp của chùa thật sự khiến cho bất kỳ ai đến đây cũng phải trầm trồ kinh ngạc. Nơi thiên nhiên hòa quyện giữa đất trờ bao la, đem đến cho ta những cái nhìn hoàn toàn mới mẻ, khi đó, rời xa mọi trần thế ô nhiễm còn lại cũng là sự thanh thản tuyệt vời của tâm hồn .

(Nguyễn Mạnh Cường-TH)

 

Ý kiến phản hồi

Gửi Phản hồi


V . Quê Hương Việt Nam q Bước đầu học Phật