Trầu cánh phượng của nghệ nhân tuổi thập bát niên

Cập nhật: 29-03-2018 03:02:08 | Quê Hương Việt Nam | Lượt xem: 959

Chạm đến tuổi bát niên đã thuộc hàng “xưa nay hiếm”, nhưng bát niên mà mang trầu cánh phượng góp mặt ở nhiều bữa tiệc của Phật, thánh Mẫu, miệng vẫn nẩy Quan họ, tay thoăn thoắt têm trầu cánh phượng có lẽ chỉ cho Nghệ nhân Nguyễn Thị Loan tại thôn Lũng Giang, thị trấn Lim.

Đến thị trấn Lim tìm gặp Nghệ nhân Nguyễn Thị Loan, thiếu nữ làng Lim ca câu Quan họ: “Răng non trắng tựa như ngà/ Đến nay trơ lợi còn ca rõ lời” và dẫn tôi ra đình Lim. Nhìn nghệ nhân như mới ở tuổi 70, hỏi ra mới biết, Nghệ nhân Nguyễn Thị Loan năm nay đã 83 tuổi.

D:\WEBSITE\3 the he tem trau - Ba Loan- chi Chung- va 2 chau cua ba.JPG

Nghệ nhân Nguyễn Thị Loan đang hướng dẫn con, cháu têm trầu cánh phượng ở đình Lim

Thấy tôi bị đĩa trầu cánh phượng đẹp đặt cạnh bà hút hồn, bà cầm tay tôi ca rằng: “Đôi tay nâng lấy cơi trầu/ trước mời quý khách, sau mời đôi bên.”. Tôi cầm miếng trầu cánh phượng với chiếc mào phượng được cài cánh hồng nhung rực rỡ, tôi hỏi: Làm thế nào để têm được trầu cánh phượng đất Kinh Bắc này và có dễ không bà?.

Bà cười nói: “thích thì chỉ dạy một lúc là têm được, không thích thì cả đời cũng không làm được đâu”. Nói rồi là bà hướng dẫn ngay. “Trầu cánh phượng làm như con phượng vậy. Cái đầu là vở trầu màu đỏ, cái thân lấy quả cau làm và cái đuôi xử dụng lá trầu không.”

Miệng nói tay làm, Bà nhặt từ lá hướng dẫn tôi và các cháu đang quay quần quanh bà tại sân đinh Lim.

 

“Lá trầu chọn phải xanh, không già quá, không non quá và có đuôi lá mới làm đuôi con phượng đẹp được. Cách làm 5 phần đều và tỉa. Xong đâu đấy lấy quả cau bổ làm bốn phần, lấy một phần làm thân phượng, tỉa tước sao cho thân phượng thật duyên dáng, rồi đến cắt miếng vỏ trầm đỏ tươi cài vào quả cau, quết ít vôi cuộn cài vào phần quả cau làm cái đầu. Và động tác cuối cùng là cài cách hoa hồng làm mào chú phượng.”

Đôi bàn tay nõn nà khi xưa giờ đã được thời gian ghi lại những dấu ấn năm xưa, xong êm ái đẩy đưa bao thế hệ trẻ.

Bà Nguyễn Thị Loan như trở lại thời xa vắng, khi bà cất tiếng kể câu chuyện cổ tích xưa về trầu cau. Lũ trẻ say mê nghe bà kể chuyện mà quên cả việc tỉa tót mà thời gian ngồi một chỗ với chúng là cả sự thách thức. Câu chuyện kể bên miếng trầu cách phượng chốc chốc lại được điểm bằng tiếng ca Quan họ.

Tách riêng, thì đắng, thì cay/Hòa chung, thì ngọt, thì say lòng người/Tách riêng, xanh lá, bạc vôi/ Hòa chung, đỏ thắm máu người, lạ chưa?/… Chuyện tình ngày xửa, ngày xưa!…”.

Tiếng cô bé phụng phịu: “Bà ơi, sao miếng trầu cách phượng của cháu cự bị thâm tím cả lại?!”

Bà cười hiền hậu giải thích. “Cháu thấy bát nước bên cạnh không?. Và cả miếng chanh nữa. Khi cát xong lá trầu và tỉa đuôi phượng xong cháu cho vào bát nước để lá được tươi hơn và trôi những mảnh vụn của lá. Sau khi cháu bổ cau xong thì lấy miếng chanh chà nhẹ vào quả cau, có như vậy miếng trầu cánh phượng của cháu sẽ không bị thâm, bị héo thôi mà”.

Phải chăng đây là bí quyết têm trầu cánh phượng vừa tươi đẹp, mà ẩn chưa trong nó là cả một văn hóa dân gian mang đậm triết lý sâu sắc, được những người con xứ Kinh Bắc thả hồn.

Chia tay Nghệ nhân Nguyễn Thị Loan, câu chuyện trầu cau về tục ăn trầu của người Việt vẫn lảnh lót bên tai và còn nguyên giá trị, của tình cảm sắt son, thủy chung đẹp đẽ. Đến nay, trầu cau lại trở thành chuyện của luân lý, đạo đức, khuyên con người xích lại gần nhau hơn, vị tha hơn để sống chan hòa, nhân ái trong cuộc sống hội nhập.

 

Ý kiến phản hồi

Gửi Phản hồi


V . Quê Hương Việt Nam q Bước đầu học Phật